» Vùng
» Số liệu thuộc
» Dữ liệu cần tìm

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Vùng duyên hải miền Trung nằm ở vị trí “khúc ruột” của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các địa phương trong Vùng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, là “mặt tiền” của Việt Nam trong quan hệ toàn cầu; góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổng sản phẩm nội địa của Vùng (theo giá so sánh) năm 2012 là 87.270,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 14,21% so với cả nước. Giai đoạn 2007 - 2012, Vùng có tốc độ tăng trưởng trung bình 11,6%. Cơ cấu kinh tế của Vùng chuyển dịch khá nhanh. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của Vùng giảm từ 23,33% năm 2007 xuống còn 17,89% năm 2012, trong khi mức độ đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng, từ 36,64% lên 41,53% (theo giá thực tế). Tổng kim ngạch xuất khẩu của Vùng năm 2012 đạt 5.137,1 triệu USD, chiếm 4,48% so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39,63% so với năm 2011.

Với lợi thế địa - kinh tế này, cộng thêm những tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động dồi dào, đã tạo điều kiện thuận lợi hình thành một hành lang thương mại quan trọng nằm giữa 2 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, cũng như kết nối giữa khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng với khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á. Nếu nhìn tiềm năng về kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết TW 4 (khoá X), thì chính địa bàn này là nơi tập trung nhất về thế mạnh của kinh tế biển; đóng vai trò “mặt tiền” của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế, là địa bàn trọng yếu để bảo vệ chủ quyền biển của đất nước. Vì vậy, các địa phương trong vùng nói riêng và vùng DHMT nói chung cần có những quy hoach, đinh hướng phát triển một cách đúng đắn để nâng tầm hơn nữa vị thế của Vùng so với cả nước.